GIÁ CÀ PHÊ


Sản lượng Hồ Tiêu giảm mạnh ở hầu hết các Tỉnh (18/03/2015)

Sản lượng hồ tiêu vụ 2015:  nhìn chung giảm so với vụ 2014. Tại các hộ khảo sát, nặng nhất là các hộ ở Gia Lai sản lượng có thể giảm tới 35 – 40 %, Đăk Lăk giảm 30 %, Bình Phước, Đăk Nông khoảng 10 – 15%. Nguyên nhân sản lượng giảm chủ yếu là do thời tiết bất lợi, vườn tiêu già cỗi, lại lạm dụng phân hóa học nên suy kiệt, dễ nhiễm bệnh. Tuy nhiên ở tất cả các tỉnh trồng tiêu trọng điểm, diện tích trồng mới đã tăng mạnh 4 – 5 năm nay, đến nay đã bắt đầu cho thu hoạch, đăc biệt là 2 tỉnh Bình Phước và Đăk Nông nên đã bù lại được. Sản lượng hồ tiêu vụ 2015 do vậy không biến động đáng kể so với vụ trước;

Một số yếu tố kỹ thuật chi phối năng suất sản lượng: Kết quả khảo sát tại các tỉnh trồng tiêu đều cho thấy kỹ thuật canh tác là yếu tố vô cùng quan trọng tác động tới hiệu quả sản xuất hồ tiêu vụ 2015. Những nơi nông dân được tấp huấn tốt, sử dụng giống tốt, vườn sử dụng nhiều hữu cơ, kiểm soát được nước tưới (làm bồn thoát nước tốt hoặc có hệ thống tưới nước nhỏ giọt) cho năng suất vừa phải khoảng 3 tấn/ha sẽ ít bị suy giảm sản lượng.

Vấn đề sử dụng Carbendazim trên Hồ tiêu: Khảo sát các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm, 100 % ý kiến phỏng vấn đều cho thấy Carbendazim là hoạt chất có trong một số thuốc BVTV dùng trên hồ tiêu lâu nay để trừ bệnh hại rất hiệu quả, đăc biệt là nấm hại. Hoá chất thường được xử lý phun gốc cây tiêu vào mùa mưa (tháng 6 – 8) nhưng sang mùa khô nông dân gần như không sử dụng vì lúc này tiêu đã kết trái, thời tiết khô nên cây tiêu rất ít bị bệnh hại. Sau khi thu hoạch, nông dân vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thường phơi 2 – 3 nắng là tiêu đủ độ khô cất trữ, không phải sử dụng carbendazim để phòng trị nấm mốc. Hơn nữa hoá chất là loại có đặc tính phân huỷ nhanh (chỉ khoảng 20 ngày) nên có thể khẳng định carbendazim không tồn dư trên cây và hạt tiêu cho tới khi thu hoạch.

(VPA)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: