GIÁ CÀ PHÊ


Dự trữ caosu Trung Quốc giảm 72%

Dự trữ cao su của Trung Quốc đã giảm 72% so với cuối năm ngoái có thể khiến nước này đẩy tăng nhập khẩu.

Theo công ty hàng hoá RCMA Commodities Asia Pte Ltd, dự trữ cao su thiên nhiên thế giới đã rơi xuống mức thấp chưa từng có vì nhu cầu cao trong khi dự trữ tại Trung Quốc lại sụt mạnh. Giá mặt hàng này có thể được đẩy lên mạnh sau khi đã tăng 50% trong vòng 1 năm qua.

Trả lời phỏng vấn báo chí hôm qua tại Singapore, ông Chris Pardey, giám đốc điều hành của RCMA (công ty giao dịch khoảng 6% tổng sản lượng cao su toàn cầu) cho biết, dự trữ cao su thế giới hiện chỉ đủ cho tiêu thụ trong 1 tháng, so với tỷ lệ dự trữ cho tiêu thụ 6,3 tuần cùng kỳ năm ngoái.

Dự trữ tại cảng Thanh Đảo của Trung Quốc hiện chỉ còn 70.000 tấn, thay vì 120.000 tấn trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5. Dự trữ tại các kho của Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn Thượng Hải chỉ là 18.783 tấn tính tới tuần trước, kém 72% so với cuối năm 2010.

Bà Hu Hui, chuyên gia phân tích của công ty Guotai Junan Futures Co., cho rằng, dự trữ của Trung Quốc lún sâu có thể buộc các nhà máy lốp xe và găng tay phải tăng cường nhập khẩu. Thông thường dự trữ ở nước này tăng cao vào tháng 6 bởi đó là lúc các nước Đông Nam Á đẩy mạnh cạo mủ.

Dự trữ thấp cũng là lý do khiến giá cao su tại Thượng Hải lên tới 43.500 NDT/tấn, tức 6.751 USD/tấn hôm 9/2 và giá tại Tokyo là 535,7 yên/kg, tức 6.890 USD/tấn hôm 18/2. Hiện giá cao su tại Thượng Hải giao dịch quanh 36.000 NDT/tấn, còn cao su tại Tokyo là 392 Yên/kg.

Theo Bloomberg

DT Caosu của VN tại Campuchia đạt 100.000 ha

Tổng diện tích trồng cao su của Việt Nam tại Campuchia lên tới 100.000 hecta, chiếm hơn một nửa diện tích.

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Campuchia thông báo hôm qua, xuất khẩu mủ cao su của nước này 6 tháng đầu năm nay đã tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21.511 tấn.

Tổng giá trị thu về từ xuất khẩu mủ cao su đạt 102 triệu USD, tăng 234% so với mức 30,5 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Mỗi tấn mủ cao su loại tốt của nước này hiện có giá 4.475 USD, tăng so với 3.450 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.

Khách hàng nhập mủ cao su chủ yếu của Camphuchia là Malaysia, Việt Nam và Singapore.

Hiện Campuchia có khoảng 181.450 hecta cao su, hầu hết trong số đó là cây non và chưa cho thu hoạch.

Các tỉnh trồng cao su chủ chốt là Kampong Cham, Kampong Thom, Mondulkiri, Ratanakiri, Kratie và Preah Vihear.

Việt Nam là nước đầu tư mạnh nhất vào việc trồng cao su ở Campuchia, hiện lên tới 100.000 hecta ở vụ này.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 7 2011 18:12