GIÁ CÀ PHÊ


Thị trường cà phê đã kết thúc 1 chu kỳ “tăng-giảm-tăng” (12/12/2014)

Thị trường cà phê đã chiến thắng trong “cuộc thi dành” dành lấy vị trí số 1 về sự biến động mạnh mẽ nhất so với 22 loại hàng hóa khác được theo dõi bởi Bloomberg trong năm nay.

Đầu tiên, thị trường cà phê đã có đà tăng giá mạnh mẽ vào tháng 1/2014, sau đó thị trường lại bước vào giai đoạn rớt giá mạnh mẽ trong tháng 6/2014, tiếp theo lại giá cà phê lại phục hồi và bước vào các đà tăng tiếp theo vào cuối tháng 7 và hiện tại, theo nhiều dự báo, rất có thể thị trường vàng sẽ lại quay lại  một đợt bán tháo mạnh mẽ trong tháng 12.

Nguyên nhân dẫn đến sự biến động mạnh mẽ như vậy là do tình hình hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đã xảy ra vào hồi đầu quý I/2014 ở Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê số 1 thế giới, và một sự hồi sinh muộn đối với khả năng sản xuất của các diện tích cà phê cho các năm tiếp theo. Theo đó, thị trường cà phê trong năm 2014 được coi là một thị trường với những biến động mạnh mẽ nhất trong số 22 loại hàng hóa được theo dõi bởi Bloomberg Commodity Index, cùng với sự tăng giá mạnh nhất.

Hernando de la Roche, phó chủ tịch của INTL FCStone ở Miami cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Một đợt mưa vào tháng 11 vừa qua là nguyên nhân giúp các diện tích cà phê được phục hồi tốt hơn so với những gì nhiều người đã mong đợi và là chất xúc tác làm cho giá cà phê dần hạ nhiệt”.

Trên sàn giao dịch ICE Futures US tại New York, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 3 đã giảm 1,2%, và chốt phiên ở mức 1.764 USD/pound vào lúc 13:35 hôm qua (11/12). Giá đã giảm hơn 20% từ 14/10 từ mức 2.219 USD/pound, mức cao nhất kể từ ngày 20/1/2012. Đó hoàn toàn phù hợp với định nghĩa chung của một thị trường rớt giá.

Trong quý đầu tiên của năm 2014, giá cà phê đã tăng 61%, đánh dấu mức mạnh nhất trong 17 năm qua, vì hạn hán. Tính đến thời điểm này, giá đã tăng 59%.

Các diện tích cà phê được cứu trong tháng 11

Tháng 11 vừa qua là một tháng ẩm ướt nhất trong năm tại khu vực vành đai cà phê của Brazil, theo trung tâm khí tượng thủy văn Somar Meteorologia ở Sao Paulo cho biết. Đó là thời điểm mà các diện tích cà phê được cung cấp nước tưới tốt nhất và nâng triển vọng đối với việc giảm chi phí xuống mức thấp hơn cho người tiêu dùng và các nhà rang xay như Starbucks Corp (SBUX). Thêm vào đó là sản lượng thu hoạch đã tăng tại Việt Nam, nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, và Colombia, nhà cung cấp hạt cà phê Arabica lớn thứ 2 thế giới.

Tuần này, Empresa Interagricola SA, một chi nhánh của công ty Ecom Agroindustrial Corp, và Exportadora de Cafe Guaxupé Ltda đã đưa ra dự báo cho năm 2015 rằng nền sản xuất cà phê tại Brazil sẽ đạt mức 50 triệu bao, đây là mức ước tính cao nhất trong năm nay so với mức ước tính là 42 triệu bao được đưa ra bởi Rabobank International.

Hôm qua, JM Smucker Co, nhà sản xuất của Folgers, đã công bố tăng 8% giá gói K-Cup bắt đầu vào ngày 05/01/2015. Tuần trước, Kraft Foods Inc cũng đã có sự điều chỉnh tăng giá bán lẻ của một số loại cà phê tới gần 9%, với lý do chi phí nguyên liệu nhập vào và chi phí sản xuất chế tăng cao.

Bên cạnh đó, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 3 cũng đã giảm 1,6% xuống mức 1.965 USD/tấn ( tương đương 89,13 cent/pound) trên sàn giao dịch ICE Futures Europe tại London. Mặc dù, giá đã tăng 17% trong năm nay.

Sự chênh lệch giữa lợi nhuận của giá cà phê Arabica so với cà phê Robusta giảm 0,8% xuống mức 87,27 cent/pound. Trong khi, tỷ lệ này đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay.

Hạt cà phê Arabica được ủ bởi các công ty đặc biệt trong đó có Starbucks, trong khi cà phê Robusta lại được sử dụng trong cà phê hòa tan. Một bao cà phê nặng 60 kg (132 pounds).


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: