GIÁ CÀ PHÊ


Xuất khẩu cà phê tăng lượng, giảm giá (08/12/2014)

Tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014 và bàn phương hướng niên vụ 2014 – 2015 vừa qua, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tổng lượng XK cà phê toàn vụ 2013 – 2014 đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD; tăng 17,2% về lượng nhưng chỉ tăng 12,5% về kim ngạch và giá XK trung bình đạt 2.045 USD/tấn giảm 3,98%.

Tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014 và bàn phương hướng niên vụ 2014 – 2015 ngày 5-12, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tổng lượng XK cà phê toàn vụ 2013 – 2014 đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD; tăng 17,2% về lượng nhưng chỉ tăng 12,5% về kim ngạch và giá XK trung bình đạt 2.045 USD/tấn giảm 3,98%.

Tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014 và bàn phương hướng niên vụ 2014 – 2015 ngày 5-12, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tổng lượng XK cà phê toàn vụ 2013 – 2014 đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD; tăng 17,2% về lượng nhưng chỉ tăng 12,5% về kim ngạch và giá XK trung bình đạt 2.045 USD/tấn giảm 3,98%.

Tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014 và bàn phương hướng niên vụ 2014 – 2015 ngày 5-12, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tổng lượng XK cà phê toàn vụ 2013 – 2014 đạt 1,66 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD; tăng 17,2% về lượng nhưng chỉ tăng 12,5% về kim ngạch và giá XK trung bình đạt 2.045 USD/tấn giảm 3,98%.

Trong niên vụ 2013 – 2014, Đức và Hoa Kì vẫn là 2 thị trường NK cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần theo lượng lần lượt là 13,9% và 10,2%, tiếp theo là Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Nga …

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong niên vụ vừa qua Công ty CP Tập đoàn Intimex vẫn là DN có kim ngạch XK cà phê lớn nhất của Việt Nam, Tổng công ty Tín Nghĩa đứng thứ 2, một DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities Việt Nam xếp thứ 3 Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đaklak đứng thứ 4.  Trong danh sách 30 DN XK cà phê Việt Nam có kim ngạch lớn nhất thì có 6 DN Việt Nam còn lại 14 DN FDI.

Về giá thu mua cà phê trong nước, Vicofa nhận xét trong niên vụ qua giá khá thấp, khi sàn kỳ hạn tăng thì giá trong nước cũng tăng nhưng chỉ ở mức khiêm tốn, còn khi giá kì hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Đơn cử là tháng 11 vừa qua giá trong nước là 30.700 đồng/kg và giá XK FOB là 1.521 USD/tấn. Tháng tăng cao nhất là tháng 8 với mức 40.800 đồng/kg và giá XK đạt 2.037 USD/tấn với mức trừ lùi 70 USD/tấn so với sàn Liffe. Như vậy có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn cần nâng cao chất lượng, thương hiệu và kĩ năng bán hàng để có thể bán được giá tốt hơn.

Vicofa cho biết hiện công suất chế biến cà phê nhân cả nước đạt 1,2 triệu tấn đủ phục vụ cho ngành nên chất lượng cà phê nhân từ năm 2010 ít bị khách hàng phàn nàn, kể cả sàn Liffe London cũng thừa nhận.

Một điều đáng mừng là công suất các nhà máy chế biến cà phê hòa tan và cà phê 3 trong 1 hiện đạt 88.700 tấn/năm và đến cuối năm 2015 sẽ tăng lên 164.400 tấn/năm. Việc đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước là mục tiêu phấn đấu của ngành trong nhiều năm qua đến nay đã tăng lên mức 10% sản lượng cà phê cả nước.

Dự báo về niên vụ tới, ông Đỗ Hà Nam– Phó chủ tịch Vicofa cho rằng sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm 20 – 25% so với vụ 2013 - 2014 do cà phê Arabia giảm 30%, cà phê Robusta ở Tây Nguyên bị “cúm” khi ra hoa, kết hợp với khô hạn thiếu nước tưới, lượng cà phê già cỗi tiếp tục tăng. Nếu không có diện tích trồng mới thì sản lượng còn giảm nữa.

Ông Nam dự báo giá cà phê trong vụ mới sẽ tăng và ở mức sàn từ 41.000 đồng/kg trở lên. Vì vậy DN và nông dân nên có chiến lược mua bán dài hơi để ổn định giá, tránh bị thương nhân nước ngoài ép giá.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: