GIÁ CÀ PHÊ


Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2014/15 giảm khoảng 20-25% (28/11/2014)

Theo tin từ Vicofa,Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, niên vụ cà phê 2014/15 đã thu hoạch rộ, thời tiết khá thuận lợi cho việc thu hái, phơi phóng, nhưng thời tiết khô hạn trong thời gian cà phê sinh trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cà phê của Việt Nam vụ này.

Mùa khô vừa qua, Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê. Cụ thể, tính đến cuối tháng 4, toàn tỉnh Đăk Lăk có 10.105 ha cây trồng bị hạn, trong đó có 4.660 ha cà phê. Diện tích bị khô hạn tập trung nhiều ở các huyện Krông Buk, Krông Ana, Lak, M’Drak...

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 ở Tây Nguyên, thời gian qua cũng đã có hàng ngàn ha cà phê rơi vào tình cảnh khô hạn vì thiếu nước, trong đó, huyện Di Linh có 6.000 ha cà phê thiếu nước tưới; huyện Bảo Lâm trên 530 ha cà phê và 480 ha chè bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Tỉnh Đăk Nông cũng có hàng ngàn ha cà phê ở các huyện Ðak Mil, Chư Jút, Krông Nô... thiếu nước. Tình trạng thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả cho cây cà phê bởi chế độ tưới nước là yếu tố quyết định tới năng suất, sản lượng của cây cà phê.

Sương muối kéo dài ở vùng cao đã ảnh hưởng lớn đến loại cà phê Arabica. Những vùng trồng Arabica như Đà Lạt, Sơn La dự kiến sản lượng giảm 30% so với vụ trước.

Ngoài ra, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên (WASI), hiện diện tích cà phê già cỗi với tuổi đời trên 20 năm ở Tây Nguyên khá cao (trên 100 ngàn ha), chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng cà phê hiện nay của cả nước cũng làm cho sản lượng vụ tới giảm mạnh.

Với tình hình trên, dự kiến mất mùa và sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014/15 giảm 20 - 25% do thời tiết khô hạn, sương muối và diện tích cà phê già cỗi đang cần tái canh.

Được biết, năm 2013, do tác động thời tiết, sản lượng giảm nên xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1,32 triệu tấn với giá trị kim ngạch khoảng 2,75 tỷ USD.

Trong khi đó, dự báo sản lượng Brazil năm nay giảm do đợt hạn hán kéo dài vừa qua đã đẩy giá cà phê Việt Nam tăng theo giá cà phê Arabica, nhưng sức tăng không tương xứng.

Theo ICO, chênh lệch giá cà phê giữa Arabica và Robusta đã tăng lên cao nhất là hơn 114 cent/lb và duy trì ở mức cao nhất trong 2 năm nay, trung bình khoảng 100 cent/lb. Trong khi đó, cuối năm 2013, có thời điểm chênh lệch chỉ còn quanh 30 cent/lb.

Khi mức chênh lệch gia tăng, các nhà rang xay sẽ tăng mua gom Robusta để đấu trộn với Arabica trong các loại cà phê hòa tan, nhằm tiết kiệm chi phí.

Cũng theo ICO, giá cà phê trung bình đã tăng lên mức cao trong 2 năm trở lại đây và là điều kiện thuận lợi để nguời trồng bán hết luợng hàng tồn kho các vụ cũ.

Theo Volcafé, sản luợng cà phê Việt Nam sẽ sụt giảm do dịch bệnh và thời tiết thất thuờng. ICO cũng vừa cho ra báo cáo rằng nhu cầu nội địa của Indonesia tăng mạnh khiến sản luợng xuất khẩu của nuớc sản xuất Robusta số 2 thế giới sụt giảm mạnh.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: