GIÁ CÀ PHÊ


Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 11 (16/12/2014)

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lại bất ngờ giảm trong tháng 11, trong khi đó, giá của loại cà phê này đã thu hẹp khoảng cách với loại cà phê Arabica.

Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta số 1 thế giới, đã xuất khẩu 84.059 tấn (tương đương 1,4 triệu bao) cà phê trong tháng 11, giảm 12,3% so với mức 95.800 tấn được xuất xưởng trong tháng 10, số liệu được cung cấp bởi cục hải quan Việt Nam.

Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 120.000-150.000 tấn mà được dự kiến sẽ xuất khẩu theo một ước tính của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn trên mức 79.158 tấn cà phê được Việt Nam xuất khẩu trong tháng 11/2013.

Bài học từ lịch sử

Theo Mark Nucera, một nhà đầu tư lâu năm cho biết, giá cà phê Robusta đã vượt quá mong đợi, đây chính là bằng chứng của việc tích trữ của các ngành công nghiệp cà phê Việt Nam.

Quan điểm này cũng được tán thành bởi một nhà phân tích vừa có chuyến thăm gần đây đến Việt Nam đã tiết lộ rằng: “Khả năng cao người trồng cà phê của Việt Nam sẽ tiến hành tích trữ và hạn chế bán cà phê vừa thu hoạch ra thị trường”.

Ngành cà phê cũng được hỗ trợ mạnh mẽ sau một vụ mùa cà phê bội thu trong năm 2013, nên đã khiến doanh số bán cà phê của nước này tăng lên mạnh mẽ, kéo theo giá cà phê giao kỳ hạn tại London đã hồi phục từ một mức thấp nhất trong 3 năm qua ở mức 1.409 USD/tấn vào các tháng cuối năm 2013.

Thật vậy, các nhà phân tích cho biết: “Kinh nghiệm của nông dân trong vài năm gần đây là tích trữ đề chờ giá lên mới chịu bán, với mong muốn kiếm được lợi nhuận cao”.

Ít cà phê để bán ra

Hơn nữa, năng suất sản xuất của các diện tích cà phê ở Việt Nam cũng đã bị suy giảm trong năm nay, với ước tính sản lượng thu hoạch sẽ dao động từ 27,4 – 29,3 triệu bao theo Volcafe cho biết. Khiến nhiều nhà phân tích cho rằng: “Họ có ít cà phê để bán, vì vậy sẽ rất do dự để cung cấp nó ra thị trường”.

Sự sụt giảm trong sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam sẽ đi kèm với một bối cảnh xuất khẩu suy giảm từ Indonesia và Ấn Độ, mặc dù các lô hàng xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil đã tỏ ra mạnh mẽ.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta từ Sumatra, khu vực trồng cà phê hàng đầu của Indonesia, đã giảm 75% so với năm trước xuống mức 13.007,35 tấn vào tháng trước, theo số liệu thương mại của chính phủ nước này cung cấp.

Ngược lại, Brazil đã xuất khẩu 446.264 bao cà phê Robusta trong tháng trước, tăng từ mức 79.224 bao trong tháng 11/2013, theo Cecafe.

Giá cà phê Robusta với Arabica

Các tác động về nguồn cung cà phê Robusta đã được minh chứng bởi sự chênh lệch với giá cà phê Arabica, khi mà giá Robusta đã giảm nhẹ so với giá cà phê Arabica trong tháng trước, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế cho biết hôm thứ 2.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch giá giữa 3 nhóm cà phê Arabica của Colombia, Brazil, và các nước khác đã được thu hẹp hơn 10% so với trong tháng 10.

Giá cà phê Robusta giảm 1,6% trong tháng trước, trong khi giá cà phê Arabica của Colombia giảm 7,35%, Brazil giảm 7,9%, và các nước khác giảm 7,1%, mặc dù tất cả vẫn duy trì ở mức cao hơn giá cà phê Robusta.

Dự báo toàn cầu

Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) đã khẳng định ước tính cho sản lượng thu hoạch cà phê của thế giới sẽ ở mức 141 triệu bao trong niên vụ 2014-2015.

Trong đó, sản lượng cà phê Arabica của Brazil sẽ giảm 6 triệu bao do hạn hán gây ra, có thể được bù đắp bởi sự phục hồi liên tục trong nền sản xuất của Colombia và Trung Mỹ. Tuy nhiên, sẽ không thể bù đắp được toàn bộ những thâm hụt đó.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: